2. Cảm cúm nên uống thuốc gì?
Việc điều trị cảm cúm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ nặng của bệnh, thể trạng của bệnh nhân, các bệnh lý đi kèm. Vì vậy khi người bệnh mắc cảm cúm cần liên hệ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo phương pháp điều trị đúng cách, không gây tổn hại sức khỏe. Dưới đây là một số thuốc sử dụng khi người bệnh được chẩn đoán mắc cảm cúm mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Điều trị thuốc kháng virus.
Dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp người bệnh nhiễm cúm A hoặc B (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ. Thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là Oseltamivir, Zanamivir.
Liều lượng Oseltamivir ( Tamiflu) được tính theo tuổi, cân nặng.
- Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: Liều 75mg x 2 lần/ngày.
- Trẻ em từ ≥ 12 tháng đến ≤ 13 tuổi điều chỉnh liều theo cân nặng:
Cân nặng ≤ 15kg: 30mg x 2 lần/ngày.
Cân nặng > 15kg đến 23kg: 45mg x 2 lần/ngày.
Cân nặng > 23kg đến 40kg: 60mg x 2 lần/ngày.
Cân nặng >40kg: 75mg x 2 lần/ngày.
0-1 tháng: Liều 2mg/kg x 2 lần/ngày.
> 1 - 3 tháng: Liều 2.5mg/kg x 2 lần/ngày
> 3-12 tháng: Liều 3mg/kg x 2 lần/ngày.
Zanamivir: sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir, chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir. Zanamivir sản xuất dưới dạng hít định liều, liều dùng zanamivir có thể tham khảo như sau:
- Người lớn và trẻ em > 7 tuổi: 10mg ( 2 lần hít 5mg) x 2 lần/ngày.
- Trẻ em từ 5 đến 7 tuổi: 10mg ( 2 lần hít 5mg) x 1 lần /ngày.
- Thuốc hạ sốt: chỉ dùng Paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C, không dùng nhóm thuốc Salicylate như Aspirin để hạ sốt.
- Thuốc cân bằng nước điện giải: Người bệnh cần bổ sung nhiều nước và hàm lượng chất điện giải. Oresol thường được sử dụng để bổ sung bù nước khi chúng ta bị mất nước. Chúng có lượng đường thấp hơn nhiều so với đồ uống thể thao thông thường và natri, clorua và kali là những chất điện giải duy nhất mà oresol bao gồm.
- Thuốc chống dị ứng, viêm mũi (gồm kháng histamin H1 như loratadin, clorpheniramin maleat...).
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất, tăng sức đề kháng (vitamin C, vitamin 3B, vitamin tổng hợp, selen,...).
2.3. Cảm cúm sổ mũi có thể dùng thuốc gì?
- Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, Xylometazoline dùng dưới dạng nhỏ mũi. Nhờ cơ chế làm co các động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác, từ đó làm cho hốc mũi rộng làm mũi hết nghẹt, giúp người bệnh dễ thở hơn. Những thuốc này chỉ nên dùng trong 3-5 ngày, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm mũi, phù nề cuốn mũi và tăng tình trạng nghẹt thở, giảm khứu giác, đau đầu.
- Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Do đó, trong bệnh cảm cúm, nếu triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc giảm ho. Tuy nhiên nếu ho với mức độ thường xuyên, khiến cho bệnh nhân đau rát cổ họng, mệt mỏi, khó chịu, nuốt đau, nên sử dụng các thuốc giảm ho.
- Trong trường hợp ho khan có thể dùng Dextromethorphan, codein. Ho khan kèm ngạt mũi, sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolgen, Rhumenol,...
- Nhóm thuốc phối hợp chứa các hoạt chất làm giảm ho như dextromethorphan và kháng histamin như chlorpheniramine, fexofenadine giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi.
- Dùng các thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein,...trong trường hợp ho có đờm. Các thuốc có tác dụng làm đờm loãng hơn, khi người bệnh ho đờm sẽ dễ thoát ra ngoài hơn.
- Nhỏ mũi, rửa mũi, súc miệng họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước cam chanh, nước chanh nóng mật ong, nước gừng mật ong, giúp làm ấm cơ thể và cũng có tác dụng giảm ho, tiêu đờm.
- Lưu ý: Kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cảm cúm, vì cảm cúm là bệnh do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virus. Kháng sinh chỉ sử dụng trong các trường hợp đã có bội nhiễm vi khuẩn, hoặc dùng với mục đích dự phòng bội nhiễm vi khuẩn ở nhóm đối tượng nguy cơ nhiễm khuẩn cao (người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi có nhiều bệnh nền,...). Việc sử dụng kháng sinh phải qua thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng kháng thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Thằng nào lm dược xác minh cái. Thật ra đéo có thuốc gì gọi là thuốc trị cảm cúm cả. Khi m bị cúm thì cơ thể đưa ra các kháng thể đánh lại các con virus cúm, khi quá trình đó diển ra thì sẽ có những dấu hiệu như, nóng sốt, mệt khi đánh hết các con cúm thì khoẻ lại. V điều gì sẽ xảy ra khi m uống thuốc cảm cúm. Thì m cũng sẽ nóng sốt mệt mõi. Chỉ là trong thuốc nó có thuốc ngủ cho m thấy dể chịu hơn thôi. Cúm thì để nó tự khỏi thôi. Thuốc cảm cúm là 1 cú lừa thế kỷ